1.Lịch sử phát triển các nghiệp đoàn và CLBDN tại Việt Nam:
Trước khi chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) các quốc gia thành viên của WTO yêu cầu Việt Nam phải có các nghiệp đoàn, hiệp hội nghề và CLBDN tương ứng.
Như vậy là các nghiệp đoàn, hiệp hội nghề nghiệp và CLBDN tại Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đó từ năm 2000, và đến năm 2005 thì Việt Nam là một thành viên của WTO.



Ý nghĩa của các hiệp hội, CLBDN và nghiệp đoàn theo thông lệ quốc tế là:
1. Các tổ chức tương đồng của các sẽ chia sẻ thông tin lẫn nhau, để cùng nhau hợp tác chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và phân phối.
2. Chia sẻ các thông tin kỹ thuật, quy định chính phủ của các nước để các thành viên không bị vi phạm luật thương mại và vướng rào cản kỹ thuật trong giao thương xuất nhập khẩu.
3. Tài trợ, viện trợ và hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật… lẫn nhau
4. Thống nhất cách thức, văn hoá kinh doanh lẫn nhau trong thương mại quốc tế.
5. Kết nối giao thương với nhau dựa vào uy tín của hiệp hội _ hiệp hội (khi là thành viên, các hiệp hội đã xác nhận lý lịch của các thành viên) như vậy quá trình kinh doanh buôn bán của các thành viên hiệp hội- hiệp hội sẽ hiệu quả và rút ngắn thời gian hơn
6.Đối với các dự án của chính phủ _ Chính phủ thì các hiệp hội sẽ đứng ra ký kết rồi chuyển về cho các thành viên của các hiệp hội thực thi.
7.Khi có những vi phạm về “chơi không đẹp” = unfair trade thì các hiệp hội sẽ đại diện thành viên đứng ra hoà giải, kiện hoặc kháng kiện, thoả thuận… vv để bảo vệ hội viên.
Trước những lợi ích mà các tổ chức nghiệp đoàn, CLB, hiệp hội mang lại cho các thành viên như vậy từ sau 2005, các cơ quan nhà nước đã đứng ra đề xuất thành lập các CLBDN nhằm hỗ trợ giao thương cho các doanh nghiệp tại địa phương hoặc lĩnh vực hoạt động, phong trào này được đẩy mạnh ở 2 thành phố lớn tại Việt Nam: Hà Nội và TPHCM.
Lưu ý: tại Việt Nam các tổ chức xã hội như hiệp hội, nghiệp đoàn CLBDN, … đều phải có đề xuất thành lập của các cơ quan nhà nước trình lên chính phủ thì được xem là hợp pháp.
2: Lợi ích cho thành viên của CLBDN hiện nay:
Ngày 21/4/2010, Nghị Định 45 của chính phủ ban hành về các quản lý, tổ chức hoạt động của các hội (gọi tắc CLB). Điều này thúc đẩy các CLB tư nhân, chức năng được thành lập song song với các CLB do các cơ quan nhà nước… vv.. hoạt động rất sôi nổi, đã có nhiều giá trị giao thương và công tác thiện nguyện được tạo ra trong thời kỳ này.
Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời đoạn 2010-2020 phát triển đều và bền vững, GDP trung bình tăng trưởng 5.9% mỗi năm (xem hình, NIF: Viện Chiến Lược Chính Sách Tài Chính)
Xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình là 14% / năm đưa Việt Nam vào top 40 các nền kinh tế lớn trên thế giới và đứng thứ 4 trong khối ASEAN. GDP trong vòng 10 năm của Việt Nam tăng 39%.
Tuy nhiên, từ 2018 đến nay (2024) nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, đặc biệt 3 năm khủng hoảng vì dịch bệnh (2020-2022) thì nhiều CLBDN và tổ chức xã hội hoạt động kém hiệu quả.
Các CLB tự phát (chưa hợp pháp) cũng được thành lập và mọc nhiều hơn nấm sau mưa. Một số clb lách luật có thể đặt tên Cộng Đồng, Hội Đồng… vv với mong muốn gây quỹ sử dụng cho công tác xã hội và nhiều mục đích khác.
Tuy nhiên dù với tên gọi nào thì các CLB không xin được con dấu, số tài khoản riêng thì các hoạt động phát sinh tài chính đều bị xem là một tổ chức rửa tiền, trốn thuế.
Một số CLB thông minh thì thành lập các công ty cổ phần với chức năng sinh hoạt cộng đồng. Tuy mô hình này là hợp pháp nhưng về ý nghĩa của nó sẽ tiềm ẩn nhiều mâu thuẩn vì xung đột lợi ích về lâu dài.
3.Lợi ích các thành viên ở các CLBDN và Doanh Nghiệp:
Rảo một vòng các website và fanpage của các CLBDN thì ad thấy có các lợi ích cho thành viên như sau:
3.1 Được truyền thông trong hệ sinh thái của CLBDN
3.2 Có nhiều cơ hội kết nối giao thương với nhiều thành viên bên trong và ngoài Hệ Sinh Thái của CLBDN (P/s: Ngoài = các hệ sinh thái liên minh, liên kết của clb)
3.3 Có cơ hội ứng cử vào các chức vụ quan trọng của clb
3.4 Được tiếp nhận/chia sẻ thông tin mà doanh nghiệp bạn đang cần/ có
3.5 được nhận lời chúc mừng, vinh doanh, khen tặng trên các kênh truyền thông nội bộ và liên kết của clb trong các sự kiện và sinh nhật, khai trương… vv
3.6 được tham dự các sự kiện của các tổ chức liên kết khác
3.7 được tham dự các buổi toạ đàm, hội thảo, chia sẻ các kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành, chuyên đề mà DN quan tâm.
3.8 Nhận được quà tặng, khuyến mãi, chiết khấu giá của các hội viên trao tặng
…. VV…
Ban Truyền Thông & sự kiện